Tầng 8, Tòa nhà Lotus, Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
0946.429.099
15:09 13/04/2017
Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu đa số là do suy kiệt cơ thể. Tình trạng suy kiệt có thể là phản ứng phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh nhưng phần nhiều là do chính khối u gây ra.
Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu đa số là do suy kiệt cơ thể.
Tình trạng suy kiệt có thể là phản ứng phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh nhưng phần nhiều là do chính khối u gây ra.
Khối u ác tính làm thay đổi chuyển hoá bình thường của cơ thể, làm cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn để nuôi dưỡng các tế bào ung thư trong khi các tế bào, mô bình thường của cơ thể bị phá huỷ.
Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng giá trị tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vong của bệnh nhân ung thư.
Theo thống kê, con số 30% bệnh nhân ung thư chết vì suy kiệt cơ thể trước khi chết vì khối ung thư đã phần nào cho thấy tác động xấu của tình trạng sút cân, suy kiệt.
Dinh dưỡng lúc này có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề.
Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị đều nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khoẻ hơn.
II. Nguyên tắc chung:
- Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng
- Chọn thực phẩm dễ tiêu, hợp khẩu vị, tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu nấu tái, quá nhiều rau bắp cải, gia vị cay như ớt, hạt tiêu.
- Chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì được cân nặng và khối cơ bắp, nâng cao sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng.
- Do khả năng tiêu hóa và hấp thu cao hơn vào ban ngày, nên cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, hơn là vào buổi tối.
- Trong một số trường hợp, nếu người bệnh hoặc do khối u chèn ép, hoặc do tâm lý... không thể ăn bình thường, có thể áp dụng phương pháp nuôi dưỡng qua ống sonde hoặc bằng đường tĩnh mạch. Trong những trường hợp này, vẫn cần bảo đảm cung cấp đủ chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và muối khoáng.
- Theo một số quan niệm, phương pháp điều trị ung thư bằng chế độ ăn là bỏ đói tế bào ung thư, khiến chúng ko thể sản sinh thêm. Chính vì vậy, chế độ ăn uống của người bệnh bị ung thư phải kiêng hoàn toàn những loại thực phẩm mà tế bào ung thư ưa thích. Đường là một trong những dưỡng chất cho tế bào ung thư. Cắt bỏ đường là cắt bỏ nguồn dưỡng chất quan trọng cho tế bào ung thư. Sữa khiến cơ thể tiết ra niêm dịch, đặc biệt là ở hệ tiêu hóa và hô hấp. Chất niêm dịch là dưỡng chất cho tế bào ung thư. Bằng cách cắt bỏ sữa trong khẩu phần và thay thế bằng sữa đậu nành không đường, tế bào ung thư sẽ bị "bỏ đói" và không tiết dịch.
III. Dinh Dưỡng cho Bệnh nhân Ung thư
Bổ sung calo
Calo là thành phần thiết yếu đối với cơ thể của những người khỏe mạnh và đặc biệt càng cần thiết hơn bao giờ hết đối với bệnh nhân mắc ung thư. Chính vì thế, bạn cần quan tâm hàng đầu tới việc bổ sung calo. Theo ước tính mỗi ngày cơ thể bạn cần được bổ sung khoảng 1.885 đến 2.175 đơn vị calo.
Đạm
Khẩu phần cần tăng protein so với bình thường.
Để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật.
Thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu nhưng khẩu phần ăn chứa nhiều thịt cung cấp nhiều axit thuận lợi cho sự phát triển của các tế bào ung thư. Vì vậy các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm...từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò... Các loại tôm, cua, cá, nhuyễn thể và hải sản cũng là nguồn cung cấp các acid amin và vi chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể.
Trứng cũng là nguồn cung cấp protein tốt cho bệnh nhân ung thư.
Chất béo
Chất béo (Lipid) là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Nhưng một chế độ ăn có nhiều chất béo sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư ruột già, tiền liệt tuyến, ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú.
Giảm lượng chất béo bằng cách ăn thịt, cá nạc, hạn chế ăn da gà, vịt, uống sữa có chứa ít chất béo, chọn các món hấp luộc thay vì chiên xào. Nên thay mỡ động vật bằng dầu thực vật nhưng cũng nên hạn chế càng ít càng tốt. Tránh ăn nhiều bánh, kẹo mứt, chocolate.
Ngoài ra cũng không nên lãng quên các chất béo có lợi cho sức khỏe như omega – 3 (có nhiều trong cá)
Tinh bột
Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn...).
Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư.
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Khẩu phần ăn có 80% rau xanh và nước ép, ngũ cốc, hạt và chút trái cây sẽ giúp cơ thể sản sinh nhiều kiềm, hạn chế sự sản sinh của tế bào ung thư.
Các loại thực phẩm này ít chất béo, giàu chất xơ và sinh tố, đặc biệt là sinh tố A và C. Sinh tố A giúp nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể đối với chất gây ung thư; sinh tố C có khả năng ngăn chặn tế bào ung thư phát sinh, phát triển. Sinh tố A có nhiều trong sữa bò, sữa dê, lòng đỏ trứng gà, gan động vật, cà rốt, ớt, rau dền, ngô, quả hồng... Sinh tố C có nhiều trong cam, chanh, bưởi, sơ-ri, cà chua...
Rau xanh, trái cây tươi giúp bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể. Những loại rau-củ-quả xanh, tươi có lợi cho người bệnh lúc này là: bắp cải, rau ngót, rau đay, cần tây, giá đậu xanh, súp lơ, cà tím, cà chua, dưa leo, đu đủ, khoai lang nghệ, cam, bưởi và cả chanh, gấc...
Một số thực phẩm có tác dụng ức chế ung thư như: bắp cải, súp lơ, và các loại nấm có tính kháng ung thư nấm hương, nấm rơm, nấm mỡ; tỏi, củ cải trắng, rau nhút...
Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất cho phép cơ thể sử dụng năng lượng có trong thức ăn. Nhưng một lượng lớn vitamin và khoáng chất cũng có thể làm giảm tác dụng của hoá trị liệu hoặc xạ trị liệu.
Chẳng hạn, vitamin A có vai trò quan trọng trong việc bảo dưỡng các mô, giúp phục hồi nhanh các thương tổn, gia tăng khả năng miễn dịch. Nó cũng ngăn ngừa tác hại của các chất tiết từ khối u và của các phương pháp trị liệu (chẳng hạn giảm tình trạng viêm da, rụng tóc, viêm gai lưỡi), làm chậm thời gian di căn. Các nghiên cứu cũng cho thấy, đối với bệnh ung thư, vitamin A thực thụ (Retinol) có tác dụng tốt hơn hẳn so với tiền chất vitamin A (beta-caroten). Loại ung thư đáp ứng tốt nhất loại dưỡng chất này là ung thư vùng đầu mặt cổ.
Các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E, kẽm, folate và một số vitamin khác (vitamin D, K, B6, B12) cũng được khuyến cáo gia tăng trong khẩu phần của bệnh nhân ung thư. Chúng là những yếu tố hỗ trợ khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng khả năng phục hồi tổn thương, làm giảm tác dụng phụ của việc điều trị. Chất chống oxy hoá là chất giúp bảo vệ tế bào cơ thể khỏi bị huỷ hoại do các gốc tự do gây ra. Các chuyên gia sức khoẻ gợi ý là nên ăn nhiều rau và hoa quả vì rau và hoa quả là nguồn cung cấp chất chống oxy hoá dồi dào.
Chất sắt
Chất sắt thấp có thể dẫn đến bệnh thiếu máu cũng như sức đề kháng thấp đối với sự nhiễm trùng. Thịt, gà và gan là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào. Thực phẩm nhiều protein như các sản phẩm chế biến từ đậu nành, quả đậu và các loại hạt cũng cung cấp đầy đủ chất sắt. Tráng miệng bằng hoa quả sau bữa ăn có thể tăng khả năng hấp thụ chất sắt.
Canxi
Sữa và sản phẩm chế biến từ sữa như phomát, sữa chua cung cấp lượng canxi cần thiết để cho răng và xương chắc khoẻ. Sữa chua có thể dùng trong chế độ ăn uống của bạn vì chúng chứa các vi khuẩn có lợi cho cơ thể giúp ích trong việc duy trì một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.
Các món ăn thích hợp với bệnh nhân ung thư
Keo vảy cá chép: Dùng vảy của con cá chép một lượng vừa đủ, thêm nước, rồi nấu với ngọn lửa nhỏ, cho đến khi nước quánh lại như keo. Mỗi lần dùng 10 g, pha vào một ít rượu và nước. Món này dùng thích hợp cho người bệnh ung thư cổ tử cung. Nó cũng được dùng làm thuốc bổ khí, sinh huyết.
Nước rau dền tía: Rau dền tía khoảng 200 g rửa sạch, cho vào nồi cùng với 4 bát nước. Nấu với lửa liu riu cho đến khi còn lại độ khoảng 1 bát nước thì tắt lửa. Uống lúc còn âm ấm. Món này dùng cho người bệnh ung thư cổ tử cung.
Nước ý dĩ - lô căn: Lô căn 30g, ý dĩ (bo bo) 30 g, đào nhân 9 g, hạt bí đao 12 g. Cho tất cả những nguyên liệu trên vào nồi, thêm một lượng nước vừa đủ rồi nấu. Mỗi ngày dùng 2 lần. Món này có tác dụng điều trị cho người bệnh ung thư phổi.
Bạch hoa xà thiệt thảo thang: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bán chi liên 60 g, cho cùng với nước vào nồi đất để nấu; dùng nước, mỗi ngày một thang. Món này thích hợp cho người bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu.
Canh sườn lợn nấu lô hội: Sườn lợn 300 g, lá lô hội tươi một cành, dầu, muối, gừng, hành, mỗi thứ với lượng vừa đủ. Sườn lợn rửa sạch, xắt thành khúc nhỏ rồi cho cùng lô hội vào nồi để nấu, thêm gia vị vừa ăn. Món này dùng thích hợp cho những trường hợp bệnh ung thư kèm theo táo bón.
Cơm lá sen: Dùng nước sôi để hãm lá sen trong thời gian chừng 10 phút, sau đó bỏ bã, lấy nước. Dùng nước lá sen này nấu cơm để ăn. Có tác dụng chống bệnh ung thư, nhất là ung thư đường ruột.
Canh củ ấu: Dùng từ 20 - 30 củ ấu, rửa sạch, cho vào nồi, thêm vào lượng nước vừa đủ. Nấu với lửa nhỏ cho đến khi nước đặc lại có màu đậm, mỗi ngày dùng từ 2 - 3 lần. Món này thích hợp cho người bệnh ung thư cổ tử cung.
Cháo ý dĩ: ý dĩ (bo bo) 20 gr, gạo lượng vừa đủ. Bo bo giã nhỏ mịn, rồi cho vào chung với nước và gạo để nấu cháo. Khi dùng cho thêm một tí rượu. Món này thích hợp cho người bệnh ung thư phổi.
Đông cô nấu đậu hũ: đông cô (nấm hương) 100 gr, đậu hũ 200 gr, mộc nhĩ (nấm mèo), thơm (dứa) - mỗi thứ 20 gr, trứng gà (1 cái), gừng, muối, hành, rượu, dầu ăn, bột năng - mỗi thứ một lượng vừa đủ. Đông cô đem ngâm nước muối 10 phút, rồi cho vào nước sôi luộc sơ qua, lấy ra. Sau đó, băm nhỏ đậu hũ, đông cô, nấm mèo, thơm, rồi trộn tất cả với muối và vò thành từng viên. Quét bên ngoài những viên này một lớp bột năng, rồi cho vào chảo dầu chiên, sau đó đem chưng cách thủy khoảng 5 phút lấy ra.
Món này có tác dụng nâng cao sức miễn dịch, chống ung thư, thích hợp cho người bệnh ung thư đường tiêu hóa, có tác dụng đối với ung thư dạ dày ở thời kỳ đầu.
Canh gân bò nấu với linh chi: gân bò (100 gr), linh chi, hoàng tinh, kê huyết đằng (mỗi thứ 15 gr), hoàng kỳ (10 gr). Cho những thứ trên vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ để nấu, sau đó bỏ bã, lấy nước. Món này có công dụng hỗ trợ những trường hợp ung thư bị giảm bạch cầu do hóa trị liệu.
Rau dền xào tỏi: rau dền (300 gr), tỏi (một củ), muối, dầu lượng vừa đủ. Cho dầu vào chảo đun nóng, cho tỏi vào phi, rồi cho rau dền vào xào. Món này thích hợp cho người bệnh ung thư tử cung.
Huyết ngỗng xào hành tây, nấm rơm: củ hành tây (100 gr), nấm rơm (50 gr), huyết ngỗng chín (200 gr), vài lát gừng. Xắt sợi hành và gừng. Cho dầu vào chảo, cho hành và nấm rơm vào xào, sau đó cho huyết ngỗng, hành và gừng sợi vào xào vài phút, nêm nếm vừa ăn. Món này sử dụng cho người bệnh ung thư thực quản, ung thư dạ dày có những phản ứng sau khi xạ trị như đau bụng, nôn ói...
Gà xào long nhãn:Thịt gà (200 gr), long nhãn (10 gr), ngò rí (50 gr), nhân hạt đào (4 quả), trứng gà (1 cái), dầu, bột năng, đường, muối, gừng, hành, tiêu bột, nước tương (mỗi thứ lượng vừa). Thịt gà rửa sạch, xắt lát, ướp muối, đường, tiêu bột. Nhân hạt đào cho vào chảo dầu nóng chiên chín. Trứng gà trộn với bột năng và nước đánh tan. Sau đó cho dầu vào chảo, đun nóng, cho thịt gà, nhân hạt đào, long nhãn, nước tương, sau cùng cho trứng gà, ngò rí vào trộn đều và tắt lửa. Món này ngoài tác dụng an thần, ích khí, còn có tác dụng trì hoãn triệu chứng hồi hộp ở người bệnh ung thư.
Sưu tầm.