• Image

    Tầng 8, Tòa nhà Lotus, Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

  • Image

    0946.429.099

Bạn vì cộng đồng & cộng đồng vì bạn !

Insunova R

Giá: Liên hệ

Thông tin sản phẩm

Isulin là hormon do tế bào beta tuyến tụy tiết ra, có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá – tích lũy carbohydrat, đạm và mỡ. Nồng độ glucose trong máu tăng sẽ kích thích bài tiết insulin. Insulin làm giảm nồng độ glucose trong máu bằng cách tăng tiêu thụ glucose ngoại vi (xảy ra khi insulin gắn kết với thụ thể ở cơ và mô mỡ) và ức chế sự tổng hợp glucose từ gan.

INSUNOVA-R (Regular)

Thuốc tiêm Insulin, dạng dung dịch, Ph.Eur

Insulin người, nguồn gốc tái tổ hợp ADN

Đường dùng: tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch

Mô tả sản phẩm:

INSUNOVA-R là là dung dịch tiêm insulin dạng tác dụng ngắn được đóng trong lọ 10 ml

INSUNOVA-R, lọ 10 ml, 100 IU/ml, dùng với bơm tiêm có vạch chia liều chuyên dùng để tiêm insulin.

Thành phần:

Mỗi lọ dung dịch INSUNOVA-R chứa:

Insulin human Ph.Eur …………………………………… 1000 IU

Dạng sinh tổng hợp (nguồn gốc tái tổ hợp AND)

1 IU (đơn vị quốc tế) tương đương 0,035 mg Insulin human.

Tá dược: M-cresol, Glycerin, Kẽm oxyd, Hydrocloric acid, Natri hydroxyd, Nước cất pha tiêm.

Tác dụng dược lý

Isulin là hormon do tế bào beta tuyến tụy tiết ra, có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá – tích lũy carbohydrat, đạm và mỡ. Nồng độ glucose trong máu tăng sẽ kích thích bài tiết insulin. Insulin làm giảm nồng độ glucose trong máu bằng cách tăng tiêu thụ glucose ngoại vi (xảy ra khi insulin gắn kết với thụ thể ở cơ và mô mỡ) và ức chế sự tổng hợp glucose từ gan. Vì thời gian bán thải của insulin ngắn (khoảng vài phút) nên thời gian tác dụng của các chế phẩm này tùy thuộc vào khả năng hấp thu của chế phẩm. Do có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu (như liều dùng, cách tiêm và vị trí tiêm), nên thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa bệnh nhân ngoại trú và nội trú.

Dược động học

Insulin chuyển hóa ở gan và thận, một lượng nhỏ chuyển hóa ở cơ và mỡ. Insulin gắn kết vào thụ thể ở bề mặt tế bào để vào trong tế bào và bị thoái biến bởi glutathione insulin transhydrogenase, sau đó thoái biến thành 2 chuỗi A và B bởi các protease nội bào đặc hiệu. Khi tiêm dưới da, Insunova-R khởi phát tác dụng trong vòng 30 phút sau khi tiêm, nồng độ đỉnh đạt sau khoảng 2 – 4 giờ, tác dụng kéo dài trong khoảng 4 - 6 giờ.

Chỉ định

Điều trị tất cả các týp bệnh tiểu đường.

Liều lượng và cách dùng

Theo chỉ định của bác sỹ, tùy theo nhu cầu của từng bệnh nhân.

Liều thông thường khoảng 0,5-1,0 IU/kg/ngày, tùy theo khả năng kiểm soát của từng bệnh nhân và cần kiểm tra đường huyết thường xuyên trong suốt quá trình điều trị.

Ở bệnh nhân cao tuổi, ưu tiên điều trị triệu chứng và tránh bị hạ đường huyết.

INSUNOVA-R có thể dùng 1-4 lần/ ngày, trước khi ăn và trước khi đi ngủ. Nên tiêm insulin tác dụng ngắn (insulin thông thường) trước khi ăn 30-45 phút. Có thể phối hợp insulin tác dụng ngắn và insulin tác dụng trung gian trong cùng ống tiêm, trong trường hợp này insulin tác dụng ngắn được cho vào bơm tiêm trước.

INSUNOVA-R thường được tiêm dưới da ở vùng trên cánh tay, đùi, mông hoặc bụng. Tiêm dưới da ở bụng hấp thu nhanh hơn so với những vị trí khác.

Tiêm vào chỗ nếp gấp của da nhô lên sẽ giảm tối thiểu nguy cơ tiêm vào bắp.

Nên thay đổi các vị trí tiêm để tránh nguy cơ loạn dưỡng mỡ.

Nên ăn thức ăn có chứa carbohydrat (ăn bữa chính hoặc ăn dặm) trong vòng 30 phút sau khi tiêm.

Thận trọng

Quên tiêm thuốc:

Thời gian tiêm thuốc rất quan trọng. Tốt nhất nên kiểm tra đường huyết, nếu chỉ số đường huyết quá cao thì tiêm insulin dạng tác dụng nhanh. Nếu chỉ số đường huyết không quá cao, chờ tiêm liều kế tiếp theo lịch tiêm.

Ngưng dùng thuốc:

Không được ngưng dùng thuốc trừ khi có chỉ định của bác sỹ. Bệnh nhân tiểu đường thường được hướng dẫn để tự điều chỉnh liều insulin dựa trên kết quả đo đường huyết tại nhà.

Dùng lâu ngày:

Một số bệnh nhân bị tiểu đường lâu ngày sẽ không còn nhạy với triệu chứng hạ đường huyết, nên có nguy cơ bị biến chứng não nghiêm trọng do không phát hiện tình trạng hạ đường huyết.

Bệnh nhân trên 60 tuổi:

Không có cảnh báo đặc biệt. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân lớn tuổi có vấn đề về thị lực có thể gặp khó khăn trong việc xác định đúng lượng insulin khi tiêm.

Người lái xe và làm việc mạo hiểm:

Bệnh nhân đang dùng insulin phải hết sức thận trọng để tránh bị hạ đường huyết khi đang lái xe hoặc làm các công việc mạo hiểm.

Uống rượu:

Uống một ít rượu, đặc biệt trong các bữa ăn chính sẽ không ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đường huyết hoặc thay đổi liều dùng insulin. Tuy nhiên, uống nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ bị hạ đường huyết.

Trẻ em:

Tương tự trường hợp bệnh nhân lớn tuổi

Lưu ý đặc biệt:

Ở bệnh nhân đái tháo đường týp I, thiếu insulin có thể gây biến chứng nghiêm trọng như nhiễm axit xeton, biểu hiện bằng những triệu chứng như chán ăn, khát và tiểu nhiều, buồn nôn, nôn mửa, thở sâu, hơi thở có mùi trái cây, buồn ngủ, lẫn lộn và giảm ý thức.

Quá liều

Tiêm quá liều Insulin có thể gây hạ đường huyết (xem thêm phần Tác dụng không mong muốn)

Nếu bị hạ đường huyết nhẹ đến trung bình, có thể cho bệnh nhân uống hoặc ăn những thực phẩm có chứa đường.

Nếu bị hạ đường huyết nặng, phải tiêm dung dịch glucagon hoặc gọi cấp cứu ngay.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Phụ nữ có thai: Phải theo dõi kỹ sự chuyển hoá. Ở phụ nữ có thai, phải tiêm insulin trong suốt thời gian mang thai để giảm nguy cơ sinh non, dị dạng bào thai hoặc tử vong khi sinh. Ở phụ nữ bị tiểu đường trước khi có thai, phải giảm liều (so với liều thông thường) trong 3 tháng đầu của thai kỳ và tăng trong 6 tháng sau của thai kỳ. Ở phụ nữ mới bị tiểu đường trong thời kỳ mang thai (tiểu đường thai kỳ), nhu cầu về insulin giảm nhanh và hầu như không phải tiếp tục dùng insulin ngay sau khi sinh.

Phụ nữ cho con bú: Nhu cầu insulin có khuynh hướng giảm trong thời gian cho con bú. Phải kiểm tra đường huyết thường xuyên để tránh bị hạ đường huyết. Insulin không qua sữa mẹ.

Chống chỉ định

Đang bị hạ đường huyết.

Mẫn cảm với insulin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng không mong muốn của thuốc

Nghiêm trọng:

Hạ đường huyết có thể xảy ra do sự phóng thích adrenaline hoặc do glucose đến não không đủ. Hạ đường huyết trầm trọng do thiếu glucose đến não gây nói lắp, mất tập trung, lẫn lộn, động kinh, hôn mê, tổn thương não không hồi phục và tử vong. Hạ đường huyết trung bình có thể gây khó ngủ, ác mộng, vã mồ hôi thức giấc vào ban đêm.

Thường gặp:

Triệu chứng của hạ đường huyết nhẹ đến trung bình gây ra do sự phóng thích adrenaline bao gồm đổ mồ hôi, lo âu, run, cảm giác đói, tim đập nhanh, đau đầu và bồn chồn. Tăng cân thường xảy ra khi dùng insulin.

Hiếm gặp:

Dị ứng, teo tổ chức mỡ (da bị lõm do giảm mô mỡ) và phì đại tổ chức mỡ (tích tụ mô mỡ quá mức)

Thông báo cho Bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc

Tương tác

Thuốc:

Một số thuốc có thể làm tăng hay hạ đường huyết. Cần thông báo cho bác sỹ biết các loại thuốc đang dùng hoặc sẽ dùng. Các thuốc corticoid có thể làm tăng đường huyết và nhu cầu insulin. Các thuốc chẹn kênh beta (thường được dùng cho bệnh nhân cao huyết áp) có thể làm tăng hay hạ đường huyết. Ngoài ra, các thuốc này có thể che lấp triệu chứng hạ đường huyết do phóng thích adrenalin, do đó hạ đường huyết trung bình có thể bị bỏ qua dẫn đến hạ đường huyết nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến não.

Có thể cần điều chỉnh liều insulin đồng thời cần kiểm tra mức đường huyết cẩn thận khi dùng phối hợp với các Acid alpha-lipoic, Crôm, Ephedra (cây Mã Hoàng), Ginkgo biloba, Ginseng…

Thức ăn:

Nhu cầu insulin tăng khi khẩu phần ăn giàu calo, đặc biệt là đường đơn và carbohydrat.

Bệnh lý:

Nhu cầu về insulin tăng khi bệnh nhân bị nhiễm trùng, stress, hoặc tăng hoạt tính tyroid quá mức và thường xuyên phải phẫu thuật. Nhu cầu insulin có thể giảm khi bị bệnh thận hoặc tuyến thượng thận, hoặc tuyến yên hoạt động kém.

Hướng dẫn cho bệnh nhân

Trước khi tiêm cần phải:

  1. Sát trùng nắp cao su.
  2. Lăn lọ thuốc trong lòng bàn tay để thuốc trở lại dạng dung dịch trắng đục và đồng nhất.
  3. Rút vào ống tiêm một lượng không khí bằng với lượng insulin cần tiêm.
  4. Bơm khí trên vào trong lọ.
  5. Để lọ thuốc và ống tiêm theo chiều thẳng đứng và rút insulin vào ống tiêm.
  6. Rút kim và đuổi khí ra khỏi ống tiêm. Kiểm tra lại chính xác lượng thuốc cần lấy.
  7. Tiêm ngay sau khi hoàn tất các bước trên.

Cách tiêm:

  1. Dùng 2 ngón tay kẹp một phần da, đẩy kim tiêm vào nếp gấp da và tiêm insulin vào dưới da
  2. Giữ kim tiêm dưới da ít nhất 6 giây để đảm bảo insulin đã được tiêm hết
  3. Nếu thấy chảy máu khi rút kim ra, ấn nhẹ ngón tay vào chỗ tiêm

Tương kỵ

Chỉ dùng insulin phối hợp với những chất khác khi biết chắc rằng chúng không có tương kỵ với insulin. Không được cho insulin dạng dịch treo vào dung dịch tiêm truyền.

Bảo quản

INSUNOVA – R khi chưa dùng đến được bảo quản trong hộp carton để ở nhiệt độ 2-80C trong tủ lạnh (không để gần chỗ đông lạnh)

INSUNOVA – R khi đang dùng có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng (dưới 250C) trong 6 tuần.

Tránh ánh sáng.

Không được dùng insulin đã bị đông lạnh

Không để INSUNOVA – R vào ngăn đông, nơi quá nóng hoặc ngay dưới ánh nắng mặt trời.

Tiêu chuẩn: Dược diển Châu Au (EP)

Trình bày: Lọ 10 ml/ hộp, 10 hộp/ hộp lớn có túi giữ lạnh

Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất

Lưu ý:

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sỹ

Chỉ dùng theo sự kê đơn của bác sỹ

Không dùng thuốc quá hạn sử dụng ghi trên hộp

Để xa tầm tay trẻ em.

Sản xuất dưới sự nhượng quyền của:

Mega Lifesciences (Australia) Pty. Ltd.

(A.C.N. 076 713 392)

Victoria 3175, Australia

Bởi:

Biocon Limited

Plot No: 2-4, Phase-IV, Bommasandra Jigani Link Road, Bangalore-560 099, India.

Tel: 91-80-2808 2808           Fax: 91-80-2852 3423

Thong ke